Giáo sư

Debenhams Flowers 5

Lần đầu tiên gặp giáo sư, tôi thấy cô thật.. tẻ nhạt (mong rằng đừng ai mách cô điều này, không thì tôi nguy lắm). Cô là một người hiểu biết và tận tâm, điều đó đã được thể hiện rõ ngay từ ngày ra mắt. Nhưng thú thực là cái nhịp giảng chậm chậm, đều đều với tông giọng yếu ớt của cô dễ khiến cho các sinh viên thấy.. buồn ngủ. Mà điều quan trọng, là những vấn đề cô nói đa phần quá sức nghiêm túc và khó hiểu.

(Tôi có thể nói chuyện hàng giờ về tầm ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Hàn Quốc đối với quan hệ Nhật-Hàn, hay chuyện phim Hollywood vì sao lại phổ biến – tóm lại là những vấn đề liên quan đến phim ảnh, văn học, nghệ thuật, văn hóa, nhưng chuyện lịch sử chính sách truyền thông thì KHÔNG, trừ khi là các chính sách thực sự thú vị liên quan đến việc phổ biến hoặc giới hạn văn hóa)

Chí ít thì tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu cô nói gì. Tôi vốn dĩ không phải kiểu sinh viên ngoan ngoãn: đến lớp đúng giờ, tham gia đầy đủ mọi buổi học, ghi chép lia lịa, lắng nghe chăm chú từ đầu đến cuối. Không phải kiểu của tôi. :)) Kiểu học của tôi rất tài tử: cái gì không thích thì chỉ đọc qua (mà đọc rồi cũng quên), nhưng cái gì mà đã thích thì tôi sẽ đọc sâu và ghi nhớ, có thể nhớ đến cả giọng điệu châm biếm hay cách ví von duyên dáng của tác giả.

(Lại lạc đề, quay về chủ đề chính)

Quan hệ thầy-trò ở phương tây đa phần lỏng lẻo và không có sự bồi đắp về tình cảm như ở Việt Nam. Thực ra tôi nói “thầy-trò” là đã Việt hóa rồi, vì ở cấp cao học, “student” không có nghĩa là “học trò”, mà chính xác hơn có nghĩa là “người nghiên cứu” (chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó). Cho nên không có chuyện ngước lên – nhìn xuống mà chỉ có chuyện bên này giúp bên kia đạt mục đích. Chuyện đó cũng dễ hiểu, mà ngay cả Việt Nam dường như cũng đang đi theo xu hướng đó (một phần nào). Sinh viên thích đến lớp thì đến, mà không đến thì cũng chẳng ai hạnh họe gì (vấn đề là: học phí rất đắt nên chẳng ai dại gì mà nghỉ học cả). Tôi còn nghe bạn tôi nói, ở trường em, sinh viên đòi đổi giáo viên vì than giáo sư dạy chán. Có lẽ đó là vì em học trường nổi tiếng hơn và tốn kém hơn, nên sinh viên ở đó đòi hỏi cao hơn chăng? Ở trường tôi thì sinh viên rất “biết điều”, chẳng ai kêu ca phàn nàn gì vì số sinh viên coi sự học hành là điều gì to tát không nhiều mấy. :)) Kiểu như, có giáo sư soạn bài, truyền thụ kiến thức cho đã là tốt lắm rồi, ai mà dám đòi hỏi giáo sư vừa viết được sách hay, vừa giảng bài dí dỏm? smile emoticon Xét cho cùng: đâu phải ai viết giỏi cũng nói hay?

Nhưng tôi học được một điều là: một khi bạn có cố gắng lắng nghe, nghĩa là nỗ lực vượt qua rào cản của giọng giảng bài buồn ngủ (mà nhiều khi đó không phải là tại giáo sư đâu, mà tại bạn có quá nhiều thứ khác để quan tâm, như trường hợp tôi là đang học thì có người của báo này, tạp chí kia đặt bài, rồi người này người kia rủ đi chơi vụ này hay ho lắm, vân vân và mi vân).. thì bạn sẽ thấy hóa ra những điều giáo sư nói không chỉ make good sense (no kidding!!!), mà còn khai sáng cho bạn đó.

Viết đến đây tôi có thể tưởng tượng được cái đứa học cùng với mình sẽ nhếch mép cười mà nghĩ thầm: “gớm bà này trên lớp toàn check Facebook với nháp lên nháp xuống, ai mà khai sáng được bả.” =))) Nhưng dẫu sao những gì tôi viết là… thật lòng. :”>

Hôm qua khi gặp giáo sư và nhận kết quả hai bài luận đầu kỳ, tôi không khỏi thấy cảm động về sự tận tâm của cô với sinh viên. Cô nói cô “vô cùng hài lòng” với tôi, khiến tôi hết sức vui mừng. Ấy là bởi, mặc dù tôi gần như chắc chắn mình sẽ đạt điểm cao với bài luận thứ nhất, tôi lại không nghĩ mình sẽ có kết quả tốt với bài thứ hai (deadline nộp bài là 6 giờ chiều, tôi nộp bài lên hệ thống vào lúc 5h40). Nhưng thấy tôi hớn hở thì cô gần như ngay lập tức lại tỏ ra lo lắng, cảnh báo tôi không được quá vui mừng vì hai bài luận chỉ chiếm 20% số điểm mà thôi. Tôi bèn trấn an cô rằng: “cô yên tâm, em sẽ chỉ vui mừng đúng 5 phút thôi, rồi em sẽ trấn tĩnh lại và nghĩ về bài luận sắp tới.”

Khi đó, có gì đó ở cô khiến tôi thật cảm động. Không hẳn là do nội dung những điều cô nói hay khuyên bảo tôi, mà là dường như cô có vẻ thật sự mừng rỡ và quan tâm đến tôi. Tôi bỗng nhớ lại sự tận tâm của cô, khi cô không chỉ liệt kê những cuốn sách cần đọc cho sinh viên, mà còn ghi rõ cần phải đọc chương nào, từ trang bao nhiêu đến trang bao nhiêu (tiết kiệm thời gian ghê lắm!). Rồi ở trên lớp, mỗi lần giảng một tràng dài về một chủ đề khó, cô thường hỏi lại “are you with me?” để kiểm tra xem sinh viên có theo được thông tin cô truyền đạt hay không.

Tất nhiên, mỗi lần giáo sư hỏi như thế, phản ứng mà cô nhận được là một sự khoảng lặng dài đầy ngượng ngùng. Bởi vì, tất nhiên rồi, tuyệt đối không ai hiểu những gì cô đã nói. 🙂

One thought on “Giáo sư

  1. Phải công nhận rằng giáo dục ở các nước phát triển ngoài chuyện cơ sở vật chất và công nghệ phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn hẳn thì các Thầy Cô giáo hầu hết còn là những người rất có tâm và trách nhiệm. Cái này cũng là cái mà làm em vô cùng thích khi học ở bên này. Kích thích con người học hỏi, tìm tòi dễ sợ. Mà em cũng từng đòi đổi giáo viên nè hehe. Thầy chủ nhiệm hỗ trợ nhiệt tình đi kiếm giáo viên khác :D. Với lại em thấy bên này chỉ cần người đi học thật sự có cố gắng, thì 100% sẽ được kết quả xứng đáng. Bạn có thể ko có khả năng làm bài đúng hạn nhưng chỉ cần không bỏ cuộc thì vẫn được hướng dẫn để hoàn thành môn học. Chứ ko phải anh làm bài không đúng hạn kệ anh, đã trễ hạn, cho anh rớt anh ráng chịu :D.

    Liked by 1 person

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s