Weekend blues

bleu-full-view-and-blue-flowers-with-resolution-of-527180

Photo: Wallsave

Sau khi rời khỏi Nhật Bản, tôi rơi vào một cơn trầm cảm mới kéo dài suốt một tháng trời. Mà thực ra, chính xác thì tôi đã rơi vào trầm cảm nhẹ từ những ngày còn ở Osaka, biết rằng mình sắp phải rời khỏi chốn đẹp đẽ ấy, biết rằng mọi khoảng thời gian tuyệt vời và nhàn hạ đều không kéo dài.. Và tôi lại mải miết nghĩ về thành phố của mình. Không thể không nghĩ được, vì căn bản mỗi khi ra đường, bạn sẽ phải hít một tấn bụi và bắt đầu tự hỏi: bao lâu nữa trước khi mình chết vì ô nhiễm không khí ở nơi này? Tôi không nói quá đâu, tình hình ô nhiễm không khí ở Hà Nội thực sự đã nghiêm trọng lắm rồi.

Quan hệ của tôi và Hà Nội giống như một cuộc hôn nhân trong đó người vợ luôn muốn ly dị với chồng mình nhưng không biết phải làm thế nào. Thật ra người vợ ấy đã tìm đủ cách rồi nhưng đến giờ vẫn chưa thành công. Mà phải, tôi luôn nghĩ về Hà Nội như một thực thể nam tính. Thực tế đến lạnh lùng và nghiệt ngã. Cũng không phải tôi không yêu anh ấy một chút nào – hẳn là nhiều phụ nữ vẫn còn yêu chồng cũ của mình lúc ly dị – hoặc chí ít còn một chút tình thương nào đó ở đâu đây (nếu anh ta không thực sự quá tồi tệ). Nhưng mà dù yêu hay không, cô ấy vẫn muốn tìm cách rời khỏi chiếc tàu sắp chìm để tự cứu lấy mình.

Những cuối tuần, tôi tìm kiếm nguồn an ủi bằng cách một mình đến rạp xem phim ở RoyalCity gần nhà, sau đó đi bộ loanh quanh trong trung tâm mua sắm một lúc lâu mới về (mà chẳng dám ghé vào quầy hàng nào quá lâu vì tôi thực sự hết sạch tiền). Rốt cuộc, xem phim vẫn là biện pháp giải khuây hiệu quả nhất, vì khi đó bạn chẳng cần phải nghĩ gì cả. Điều quan trọng nhất là những gì diễn ra trên màn ảnh. Cụ thể, điều quan trọng nhất đối với tôi, vào lúc 3 giờ 30 phút chiều nay, là liệu thuyền trưởng Phillips có tai qua nạn khỏi sau vụ bắt cóc ngoài biển khơi hay không. Tôi thực sự đã lo sợ đến phát khiếp vì anh – hệ quả của việc tôi không đọc bất cứ thông tin gì về bộ phim từ trước đó – cũng như câu chuyện có thật đằng sau nó, đồng nghĩa với việc hoàn toàn mù tịt về kết cục.

Và tôi thực sự đã khóc như mưa ở đoạn cuối…

(SPOILER alert)

Chỉ vì cậu bé Somali chừng 16, 17 tuổi ấy đã phải chết. Thuyền trưởng Phillips đã tai qua nạn khỏi. Trên thực tế, anh thậm chí đã quay về với công việc lái tàu. Anh sống sót, vì anh là người Mỹ. Người Mỹ thì sẽ có người Mỹ cứu. Nhưng ai sẽ cứu những người Phi châu đói khát, tuyệt vọng đến nỗi phải đi làm cướp biển và đặt cược cả cuộc đời của chính mình vào một phi vụ vô luân?

(SPOILER ends)

Nhưng mà tôi đang nói gì thế nhỉ. Tôi lạc đề mất rồi. Hãy tự lo cho bản thân mình đi, kệ người Somali.

Liệu tôi có bao giờ thoát khỏi cảm giác trống rỗng này không? Về cơ bản tôi không hiểu lắm khi mọi người hỏi mình: đi du lịch một mình có buồn không? Thực ra tôi cảm thấy buồn hơn cả  khi ở bên một người nào đó mà không tìm được sự an ủi. Tôi cảm thấy tương lai tôi, cuộc đời tôi, hạnh phúc của tôi, giờ đã trôi dạt ở phương nào chẳng rõ… Và tôi không muốn nghĩ đến chúng nữa – bởi vì có quá nhiều thứ không nằm trong tầm kiểm soát của mình. Tôi không muốn nghĩ đến bất kỳ điều gì nữa ngoài việc năm tới, tôi sẽ đi những đâu…

Nên bây giờ, back to work. Tiền là tất cả.

P/s: niềm an ủi duy nhất là ngày mai, vào giờ này, tôi đang ở SaPa. Không hẳn là một điều kỳ diệu hay gì vì dù sao tôi cũng đã tới chốn này, hơn nữa đây lại là một chuyến công tác. Nhưng tôi tin rằng không khí trong lành có thể cứu chữa người ta phần nào..

(Tôi xin lỗi vì cái post vừa buồn vừa chả có ích gì cho ai – hy vọng rằng khi trở về tôi có thể post 1 cái gì đấy hay ho hơn – hình ảnh Sa Pa mùa đông chẳng hạn)

P/s 2: tại sao một màu đẹp như màu xanh (blue) lại gắn với nỗi buồn và những thứ tiêu cực? Hãy xem những ví dụ dưới đây để biết màu xanh bị oan ức thế nào trong tiếng Anh:

Blue was first used only as a color in English, and people started to associate it with many different emotions, meanings, memories, attitudes, etc. If you study the English texts, however, you will find most of the cases to be negatively-oriented:

1. Her hands were blue with cold (= slightly blue because of the cold).
2. If you say or shout something until you are blue in the face, you are wasting your efforts because you will get no results: You can tell her to tidy her room until you are blue in the face, but she won’t do it.
3. If something happens out of the blue, it is completely unexpected: One day, out of the blue, she announced that she was leaving.
4. very rarely:
My sister lives in Alaska, so I only see her once in a blue moon.
6. to show your annoyance about something, especially by shouting or complaining very loudly: He’ll scream blue murder if he doesn’t get his way.
7. feeling or showing sadness: He’s been a bit blue since he failed his exams.
8. a type of slow, sad music, originally from the southern US, in which the singer typically sings about their difficult life or bad luck in love: Billie Holiday was famous for singing the blues.
10. have the blues: to feel sad
11. blue-collar: describes people who do physical or unskilled work in a factory rather than office work

→ And the meaning of BLUE in English cuture is associated with such connotions as:

7. cold
8. wasting your efforts
9. being unexpected
10. being rare
11. annoyance
12. sadness
13. difficult life or bad luck in love
14. physical or unskilled work

Source: http://answers.yahoo.com/question/index?qid=20090424232310AABeolA

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s