Jacques Lacan và kỳ gương soi

4468230691_a9783dc4c7

Theo dõi hoạt động của mọi người trên mạng xã hội gần đây, mình nhận thấy một điểm thú vị trong cách thể hiện bản thân của nhiều người, mà mình đôi khi không ngoại lệ: đó là việc chúng ta luôn muốn gây dựng một hình ảnh, một hình tượng nào đó về bản thân, và thường là một hình tượng thống nhất, có thể hình dung và lý giải được. Chẳng hạn như tôi là người từ bi, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn và thường xuyên từ thiện, hay tôi là người trí thức có khả năng phản biện và sự thẳng thắn không ngại mất lòng ai, hay tôi là người mẹ hết lòng vì con cái. Điều gì khiến chúng ta luôn luôn có nhu cầu chứng minh bản thân như vậy? Phân tâm học có thể phần nào trả lời câu hỏi này.

Nhân dịp này mình xin giới thiệu một trong những lý thuyết phổ biến nhất trong phân tâm học, và, theo mình, cũng là một lý thuyết dễ hiểu, dễ hình dung nhất trong các lý thuyết (rất khó hiểu) của nhà phân tâm học Jacques Lacan: the mirror stage, hay tạm dịch là kỳ gương soi, giai đoạn tấm gương. Lý thuyết này giúp phần nào lý giải nỗi ám ảnh của con người trong việc xây dựng hình ảnh bản thân và khẳng định bản thân (cái này mình đúc kết, không hẳn là Lacan nói, nhưng một số học giả có ý kiến này).

Khi một đứa trẻ ở vào giai đoạn 6 tháng tuổi đến hơn 1 tuổi, nó sẽ phải trải qua một giai đoạn phát triển bản thân mà Lacan gọi là kỳ gương soi. Đại khái, khi một đứa trẻ bắt đầu hình thành ý thức, thì lần đầu tiên nó nhìn thấy mình trong chiếc gương là một khoảnh khắc trọng đại. Vốn luôn cảm nhận sự sinh tồn của mình gắn với người mẹ, trẻ sơ sinh không ý thức được sự tách biệt của mình với mẹ nó (hoặc người chăm sóc chính ở bên nó nhiều nhất). Thế nhưng, khi nhìn vào chính mình trong gương, đứa trẻ sẽ hiểu ra rằng mình là một cá thể độc lập, tách biệt với mẹ nó. Ý thức này đương nhiên là vô cùng quan trọng, nhưng điều đặc biệt là: khi đứa trẻ nhận diện ra chính mình (recognition) cũng là lúc nó có nhận diện sai lệch (misrecognition) về chính mình.

Bởi, khi nhìn vào tấm gương, đứa trẻ sẽ tin rằng hình ảnh toàn vẹn, thống nhất trong tấm gương ấy là chính mình. Nó không hiểu rằng đó chỉ là hình ảnh phản chiếu của bản thân nó trong khoảnh khắc ấy, và bản thân nó sẽ luôn thay đổi, sẽ tự mâu thuẫn với bản thân mình. Khoảnh khắc đứa trẻ nhận diện chính mình cũng chính là lúc nó lìa xa chính mình (self-alienation). Cho đến khi lớn lên, có những đứa trẻ sẽ luôn theo đuổi hình ảnh của mình trong tấm gương vì trong nó luôn tồn tại một niềm khát khao đạt tới một sự toàn vẹn, thống nhất của bản thể (completeness, plenitude). Khi một đứa trẻ cảm nhận được sự mâu thuẫn trong chính nó, nó thường sẽ có cảm giác khó chịu, vì điều này mâu thuẫn với những ảo tưởng của nó về chính nó.

Cần hiểu rằng tấm gương, trong ngôn ngữ của Lacan, không nhất thiết có nghĩa là tấm gương theo nghĩa đen. Đó có thể là một đứa bé khác cùng độ tuổi, hoặc một tấm ảnh của chính nó, hoặc hình ảnh phản chiếu của nó ở bất kỳ đâu. Hình ảnh phản chiếu này khiến hình thành nên sự ảo tưởng của đứa trẻ về bản thân nó.

Thế tại sao con người lại luôn theo đuổi một hình ảnh toàn vẹn, thống nhất, có thể lý giải được về bản thân? Điều này lại liên quan đến một lý thuyết khác của Lacan tên là “lack”, tạm dịch là sự thiếu vắng. Theo đó, con người luôn luôn trống rỗng ở bên trong (diễn đạt thế này chưa chính xác lắm nhưng tiếng Anh gọi là nothingness within) nên họ luôn tìm cách đạt tới sự toàn vẹn ảo tưởng.

Trên đây là sự lý giải của mình đối với một lý thuyết phổ biến của Lacan. Thật ra mình đã đơn giản hóa từ ngữ khá nhiều để mọi người dễ tiếp cận. Nội dung cơ bản là như vậy, chứ lý luận của Lacan thì sâu xa và khó nắm bắt lắm. Lacan được coi là một trong những nhà tư tưởng viết khó hiểu nhất thời đại. Ai có hiểu biết về vấn đề này, xin vui lòng bổ sung, góp ý, chỉ giáo ạ. Lacan là kiểu nhà tư tưởng mà ta đọc đến 100 lần may ra hiểu được 1/100 những điều chàng nói.

3 thoughts on “Jacques Lacan và kỳ gương soi

  1. Lacan và Carl Jung có lý thuyết đối lập nhau không bạn nhỉ ? Bởi Carl Jung hướng đến sự thành toàn trong nhân cách .

    Like

    • 2 hương tiếp cận của 2 ông là khác nhau, ông Jung thì củng cố cái ngã/ego, còn theo lacan muốn thoát khổ thì chỉ có giải thể cái ngã ( nhưng cũng chưa thấy ô chỉ trích Jung bao h và ngược lại ), hơi hương Lacan khá giống phật giáo, ông cũng là người được đào tạo về triết lý nhà Phật. Phân tâm học của lacan là phân tâm+ngôn ngữ học, Jung thì ko hẳn là 1 nhà phân tâm, Freud từng muốn cất nhắc Jung thay mình làm chủ tịch hội phân tâm nhưng sau 1 cuộc nói chuyện, Jung kể cho Freud giấc mơ của mk, Freud diễn giải và nhận ra Jung coi mk như ”cha và muốn giết cha”, đùng là Jung đã làm thế thật, vì ô đã vượt qua cả Freud ngay thời đại của mk, đổ bỏ phân tâm học của Freud và tự sáng lập trường phái tâm lý mới. Mãi về sau Lacan mới khôi phục lại được trường phái phân tâm học của Freud.

      Like

    • Chào Quỳnh Trang. Mình không tìm hiểu mấy về Carl Jung nên rất tiếc không thể trả lời câu hỏi của bạn rồi. Hy vọng bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho mình. Chúc bạn vui nha. 😀

      Like

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s