Chuyện xưng hô

Văn hóa của một dân tộc có liên quan mật thiết đến ngôn ngữ của dân tộc đó.

Đại từ nhân xưng phổ biến nhất trong tiếng Anh (I) chỉ đơn giản là I. Người ta xưng “I” với tất cả mọi người, bao gồm bố mẹ, bạn bè, họ hàng. Đại từ I có tính chất độc lập, không thể hiện vị trí, thứ bậc của người nói với người nghe.

Trong tiếng Việt, ngôn ngữ của một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh của Khổng giáo thì lại khác. Tuy trong tiếng Việt có từ “tôi” mang tính chất độc lập, trung tính (không thể hiện sự nhún nhường cũng chẳng cho thấy sự bề trên), nhưng đại từ này lại không được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày bằng những từ như anh, em, chú, bác, dì, cháu, thầy, cô, vân vân. Do đặc thù nguyên tắc xưng hô tại Việt Nam, nên chuyện tuổi tác rất được coi trọng. Ngay cả khi ở Việt Nam gần đây mọi người đã quen hơn với câu nói “không nên hỏi tuổi phụ nữ”, thì đôi khi chuyện hỏi tuổi vẫn là điều nhiều người cảm thấy cần, để xác định thứ bậc, vị trí trong mối quan hệ. Nếu một người hơn ta vài tuổi, ta sẽ phải gọi người đó là anh/chị để tỏ sự tôn trọng, không thì lại mang tiếng thất lễ; còn nếu họ kém tuổi ta, ta cũng muốn biết để không bị… thiệt thòi, bị hiểu nhầm là… đàn em (!). Nguyên tắc xưng hô luôn đi kèm việc xác định thứ bậc, vị trí, tuổi tác như vậy thể hiện Việt Nam là một xã hội coi trọng tập thể và quan hệ của cá nhân với những người xung quanh. “Tôi” không chỉ là “tôi” độc lập, mà trong gia đình tôi là “con”, là “cháu”, là “em”, còn trong xã hội tôi là “cháu”, là “em”, là “chị”, vân vân.

Thực ra đã gọi là văn hóa thì chẳng có gì là đúng là sai, chỉ là thông lệ xã hội thôi. Nhưng có lẽ mình thấy thoải mái ở phương tây hơn do cái văn hóa đề cao cái tôi và tự do cá nhân của họ. Ví dụ, ta sống độc lập, không nợ nần ai cả thì cũng không ai nợ nần ta. Sống trong văn hóa ở Việt Nam nhiều lúc mệt, vì nhiều ràng buộc, nhiều nhờ vả, nhiều nợ nần. Nhưng đó là mình thôi, hì hì. Nhiều người lại thích cái tính cộng đồng ấy, phải không? 😀

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s