Câu chuyện đồ chơi

30743801_10213859448711809_2418791698386649088_n

Mình có một em cừu bông tên là Little Sheep. Mỗi tối mình thường ôm em ngủ, ghì chặt em trong lòng và trò chuyện với em. Khi mình ôm em, mình có cảm giác như thể đang được an ủi vậy.

Nghe thật khùng nhưng mình luôn tin rằng em hiểu mình nói gì (well, dù sao thì em cũng rất biết lắng nghe, không bao giờ ngắt lời mình hết). Có vẻ giống như bộ phim Toy Story phải không, khi người ta đưa ra cái giả thuyết dễ thương là những thứ đồ chơi cũng có tâm hồn, tình cảm và hành động như con người vậy.

Không bàn đến tính có lý của giả thuyết ấy, ta hãy quay về câu hỏi: “vì sao trẻ con cần có đồ chơi”, và vì sao nhiều người lớn vẫn thích sưu tập và chơi đồ chơi. Hoặc tại sao, khi ngủ rất nhiều người cần phải có gối ôm, dù cho họ đã lớn đến đâu.

Donald Winnicott, nhà phân tâm học nổi tiếng đã đưa ra một thuyết để giải thích hiện tượng này. Đứa trẻ con, ngay từ khi mới ra đời, đã gắn bó không rời với người mẹ. Và đây còn là sự gắn bó thể xác, khi đứa trẻ đó luôn được mẹ ôm ấp, bế bồng, cưng nựng (xin lỗi, phân tâm học luôn chú trọng vào người mẹ mà bỏ quên người cha, cũng vì theo truyền thống thì người cha ít gần gũi với con nhỏ hơn, cái này là phân tâm học nói chứ không phải Thi nói, đừng mắng Thi phân biệt giới tính). Thế nhưng đứa trẻ nào cũng phải làm quen với thực tế: mẹ không phải lúc nào cũng kề bên. Có lúc mẹ phải… đi vệ sinh, ra ngoài đi chợ, hay đơn giản là đi làm việc. Và đó là lúc đứa trẻ cần một cái gì đó thay thế sự hiện diện của mẹ. Cái gì đó ấy, không chỉ bao gồm những con người khác, mà còn là những vật thể. Chẳng hạn như chú gấu bông, rồi sau này là các loại đồ chơi. Những loại vật thể mềm mịm như chăn bông, thú bông có tác dụng thay thế sự tiếp xúc thể xác mềm mại của.. bầu vú mẹ, nhờ đó tạo cảm giác êm ái, xoa dịu cho đứa trẻ. Winnicott gọi đây là “transition object”, tạm dịch là “vật thể chuyển giao.”

Những vật thể chuyển giao này có ý nghĩa đặc biệt với đứa trẻ vì những đặc tính sau: đứa trẻ có mọi quyền lực với nó (có thể giữ. phá, hoặc bỏ đi); có thể ôm ấp, nâng niu, yêu thương; sẽ không bao giờ thay đổi (tính ổn định, một lời thề chung thủy không cần nói ra), trừ khi chính đứa trẻ tự ý phá hoại vật thể đó. Đối với trẻ nhỏ trong quá trình hình thành ý thức, vật thể đó còn là đại diện của ‘cái khác’. Tức là nhờ vật thể đó, đứa trẻ nhận ra sự tồn tại của cái khác ngoài chính nó, và từ từ khám phá thế giới bên ngoài.

Vì lý do đó, mà các vật thể được dùng với tính năng đồ chơi có ý nghĩa đặc biệt với trẻ em, và thậm chí cả với người lớn ngay cả khi họ đã trưởng thành. Mối quan hệ với đồ chơi có vai trò quan trọng là giúp hình thành nên bản ngã của con người, dù cho mối quan hệ đó không được đánh giá cao bằng mối quan hệ người với người.

Khi đọc về thuyết này, mình bỗng lại nhớ về bộ phim câu chuyện đồ chơi và bắt đầu hiểu vì sao nhiều người rơi nước mắt khi xem bộ phim ấy. Có thể lắm chứ, khi ta chơi với những đồ vật vốn dĩ vô tri vô giác trong một khoảng thời gian, ta truyền hơi ấm và tâm hồn ta vào trong đó. Và biết đâu, nhờ đó mà những vật thể cũng mang tâm hồn của riêng nó, như ta?

P/s: em Cừu Bông của mình đấy, xinh không?

One thought on “Câu chuyện đồ chơi

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s