Babylon: ánh trăng lừa dối

Suýt nữa mình đã để lỡ bộ phim tuyệt vời này ở rạp chiếu, chỉ vì tin lời gần nửa giới phê bình – cái giới đã khen rất nhiều phim mình ớn. Công bằng mà nói thì dựa vào các ý kiến phê bình đó, mình hiếm khi xem phải những bộ phim quá dở, nhưng điều đó không có nghĩa họ luôn đúng. Một bài học nữa về việc không nên quá tin giới phê bình mà chỉ nên tin cảm giác của chính mình.

Thật ra, đây không phải một bộ phim mình thích vì cái lý do quen thuộc là đồng cảm với nhân vật hay câu chuyện. Nhân vật chẳng liên quan gì đến mình, một chút cũng không. Câu chuyện là câu chuyện mình thích thật, nhưng hoàn toàn không gần gũi. Tức là, mình thích bộ phim này khách quan vì chính nó. Nó chẳng hề ‘đánh trúng’ một thứ tình cảm sến nào sẵn có trong mình, mà đem lại những cảm xúc và chiêm nghiệm mới.

Babylon kể về buổi hồng hoang của điện ảnh – thập niên 20, 30 ở Hollywood thế kỷ trước. Vì bộ phim khai thác mặt tối của Hollywood cái thuở ban đầu ấy, từ lối sống showbiz thác loạn behind the scenes đến phim trường hỗn loạn, nguy hiểm, bất chấp đạo đức, nên có lẽ nó đã gây nên cảm giác ‘khó ở’ cho vô số người, dẫn đến kết cục không mong muốn cho anh đạo diễn Damien Chazelle. Thế nhưng, phim có phải chỉ là đầy năng lượng tiêu cực, chỉ cho thấy sự bẩn thỉu của Hollywood, chỉ bôi nhọ chứ không hề tôn vinh điện ảnh như một số người có thể biện luận không? Mình nghĩ không phải thế. Babylon bóc trần thế giới tăm tối ấy, nhưng với tâm thế của một kẻ si tình. Manny đâu có yêu Nellie LaRoy vì đức hạnh? Chàng biết rõ một con điên như nàng chẳng hề tốt cho mình, nhưng vẫn cứ yêu, có lẽ vì nàng đẹp, nàng cuồng nhiệt, và nàng cháy hết mình trước ống kính. Cũng không nên buộc tội Babylon quá sa đà vào mảng tối, vì cần nhớ rằng, nửa đầu thế kỷ 20, thế giới này còn chưa có những nguyên tắc căn bản về quyền con người, mạng sống người ta khi ấy rẻ mạt hơn ngày nay rất nhiều, thì những tai nạn ngành phim có lẽ cũng chỉ phản ánh phần nào cái thế giới tăm tối ngoài kia thôi (ngay cả thời đại này, vẫn đã đang có những tai nạn phim trường khiến người ta phải đổ máu, thậm chí mất mạng). Xét cho cùng, con người có thể tầm thường, nông cạn, xuẩn ngốc, hám danh, vĩ cuồng nhưng nghệ thuật mà họ cùng tạo ra trên màn ảnh bằng tình yêu thuần khiết thì vẫn đẹp vô ngần. Và nếu chẳng có những con người điên rồ đến bất chấp như vậy, thì có lẽ điện ảnh sẽ bớt đi những phút giây thăng hoa để trở thành bất tử. Bởi vì nghệ thuật chính là vượt qua những giới hạn. Chắc chắn, Damien Chazelle đã làm bộ phim này với tất cả tình yêu và nhiệt huyết.

Phim có nhiều cảnh quay đáng nhớ, phải nói là đắt giá, thậm chí gần như là mind-blowing đến mức khiến mình muốn vỗ tay (và quả thật, những khán giả trong buổi chiếu phim hôm đó mình có mặt đã cười rần rần vì khoái chí). Cảnh Nellie quay bộ phim nói đầu tiên với rất nhiều gian truân, cảnh cô diễn viên gốc Hoa Fay Zhu hạ gục con rắn đã cắn Nellie một cách ngoạn mục để nhận lại nụ hôn cảm kích của nàng, hay cảnh Jack Conrad đi gặp bà ký giả Elinor và được bà cho lời khuyên về sự chấp nhận (mà anh, với cái tôi ngất ngưởng, từ chối hiểu). À, nói cho vuông không lại thiếu: phim có một dàn cast tuyệt vời. Mình chỉ không thích một vài cảnh gần kết vì chúng không tương xứng lắm với câu chuyện quá xuất sắc ở đầu và giữa phim.

Babylon, với mình, là bộ phim hay nhất, thăng hoa nhất của Damien Chazelle, một bộ phim mà anh và ê kíp của anh hoàn toàn có thể tự hào.

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s