Bài báo khoa học mới (Academic article about discomfort in interviewing practice)

Hello everyone! (Tiếng Việt bên dưới)

My new article about discomfort in conducting interviews has been published! Anyone interested in qualitative interview research, psychosocial studies, psychoanalysis, contemporary Vietnamese studies, Hallyu studies, and gender studies may find this article useful. Send me an email (thi.gammon@gmail.com) if you need a copy (the journal doesn’t offer open access, unfortunately).

Abstract:

This article features a case study about the author’s two research encounters with an emotionally reluctant male participant who seemed to experience discomfort and who also made the author feel uncomfortable. To make sense of this mutual experience of discomfort, the article explores the intersubjective exchange between the interviewer and her participant through the application of the psychoanalytic concepts of ‘defence’ and ‘(counter-)transference’. The article argues that the mutual discomfort resulted from the participant’s desire to perform masculinity in ways that fit the Vietnamese hegemonic masculinity and from the researcher’s inability to identify this desire during the interviews. By locating the participant’s engagement with hegemonic masculinity within the sociocultural context of contemporary Vietnam, and investigating the resulting discomfort, the article demonstrates how applying a psychosocial approach to a research relationship can be fruitful. It shows that such an approach can help researchers acquire unexpected insights into the psychological and social meanings of research encounters beyond an analysis of just the text, thus adding to methodological discussions about qualitative interviews.

Chào các bạn.

Lâu nay mình hơi xao nhãng blog một chút vì cần tập trung hoàn thành luận án Tiến sĩ và xuất bản. Mình xin thông báo là mình đã nộp luận án vào tháng 5 vừa rồi và sẽ sớm bảo vệ luận án.

Hôm nay mình xin phép thông báo với mọi người một tin vui đó là một bài báo khoa học mới của mình đã được xuất bản dưới dạng preprint. Tập trung vào một case study, bài viết phân tích những khó khăn trong tiến hành phỏng vấn trong đó người tham gia dự án không sẵn sàng chia sẻ những chi tiết trong trải nghiệm cá nhân, dù dự án đòi hỏi những thông tin và câu chuyện liên quan đến đời tư. Với trường hợp cụ thể trong bài, mình phân tích rằng sự ngần ngại của người tham gia đến từ mong muốn được thể hiện một hình ảnh nam tính phù hợp với thông lệ xã hội Việt Nam. Đó là khi người tham gia đối mặt với những câu hỏi về phim truyền hình Hàn Quốc, mà bạn ấy từng rất yêu thích nhưng không còn theo dõi ở hiện tại. Thực tế, mình quan sát thấy biểu hiện e dè này ở nhiều bạn nam khi nhắc đến phim truyền hình HQ: không muốn bàn luận, hoặc phủ nhận mối quan tâm (dù các bạn có xem, hoặc từng rất thích xem phim tình cảm HQ). Chi tiết xin các bạn xem bài để theo dõi. Rất tiếc là không có open access nên bạn nào muốn đọc toàn bài, xin vui lòng email đến thi.gammon@gmail.com để mình gửi bài ạ. Bài được đăng trên một tạp chí peer-reviewed mới là Journal of Psychosocial Studies của Polity Press. Cám ơn mọi người! 🙂

Link DOI: https://doi.org/10.1332/147867321X16218461456999

4 thoughts on “Bài báo khoa học mới (Academic article about discomfort in interviewing practice)

  1. Chúc mừng chị Thi! Em là fan “lâu năm” và “ẩn mình” của những bài post về học tiếng anh, du học và học bổng trên blog này của chị. Hôm nay biết tin chị đã publish journal paper em thấy vui lắm 🙂

    Chị cho em hỏi 1 câu (không mấy liên quan đến paper này) ^ ^ Em đang tìm hiểu về học bổng PhD bên social science ở New Zealand hoặc EU và có ý định dùng qualitative research method. Trong lúc đọc papers để viết research proposal thì e thắc mắc là liệu muốn làm PhD mà dùng qualitative thì có phải nắm vững các phương pháp nghiên cứu căn bản của bên quantitative kg (vì khi đọc một số quantitative papers thì e kg thực sự hiểu hết chương method nên mới có thắc mắc này)

    E có nghe nói là năm đầu tiên của chương trình PhD ở NZ và EU thường sẽ được train về cả quantitative và qualitative đúng kg chị? E kg rõ là các trường có y/c bắt buộc PhD students phải “master” cả quantitative và qualitative research methods kg (bất kể là họ dùng method nào cho research của họ)

    E vốn dốt toán, kg thích toán và thích làm qualitative hơn, nên cứ lăn tăn mãi câu hỏi này và tự hỏi kg biết đứa dốt toán như e thì liệu có nên từ bỏ ước muốn làm PhD đi kg 😦

    E cám ơn chị Thi. Chúc chị luôn vui & khoẻ.

    Khuê

    Like

    • Chào em Khuê,

      Cám ơn em vì đã “ngoi” lên để chia sẻ và trao đổi với chị nhé. I appreciate it. 😀

      Theo hiểu biết hạn hẹp của chị (vì chị không thể biết hết tình hình đào tạo PhD ở các nước), thì chỉ có Mỹ là thường yêu cầu sinh viên PhD trải qua một năm học đầy đủ hết về qualitative và quantitative methods rồi mới cho họ bắt đầu nghiên cứu. Trong khi đó, NZ và UK thường là cho sinh viên bắt đầu nghiên cứu luôn chứ không có 1 năm học phương pháp như vậy. Các nước khác ở EU hay Canada thì chị chịu, không rõ tình hình ra sao.

      Thế tức là, nếu em học ở NZ chẳng hạn, em sẽ bắt đầu luôn vào đề tài nghiên cứu của em. Năm đầu tiên thường dành cho việc đọc sách, trao đổi với thầy hướng dẫn để tìm hướng đi và phương pháp phù hợp cho đề tài nghiên cứu mình chọn. Vậy giả dụ nếu đề tài của em dùng qualitative methods thôi thì em sẽ chỉ cần phải lo làm tốt cái đó, không cần phải học về quantitative nữa. Cách làm này có điểm tốt là tiết kiệm thời gian (làm PhD ở NZ và UK thường nhanh hơn ở US), nhưng cũng có điểm trừ là khiến sinh viên nào theo quali thì mù mờ về quanti và ngược lại. Đối với những người nào muốn chuyên sâu về 1 mảng thôi thì nó sẽ không thành vấn đề (ví dụ các dự án sau này họ vẫn chỉ chuyên về quali và họ không có nhu cầu extend sang mảng kia), nhưng tất nhiên sẽ luôn tốt hơn nếu mình có thể thành thạo cả hai (cái này là điều kiện lý tưởng, chứ ví dụ như em học 1 năm phương pháp mà sau này em không dùng thì nó cũng rơi rụng). Và vẫn có những người dùng kết hợp cả qualitative và quantitative methods, nếu làm vậy phù hợp với hướng đi của họ.

      Hy vọng chị đã giải đáp được thỏa đáng cho em.

      Chúc em quyết định sáng suốt nhé!

      Thi

      Like

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s