Pain and Glory

Pain_and_Glory_INLINE_1-960x0-c-default
Một bộ phim đáng yêu. Lâu lâu mới được xem một phim Tây Ban Nha đáng yêu như thế này (vì thực ra có mấy khi xem phim Tây Ban Nha đâu, haha) và đạo diễn không ai khác chính là Almodóva (All About My Mother, Talk to Her). Nhờ bộ phim này mà Banderas đoạt giải diễn xuất tại Cannes, và rất xứng đáng. Banderas diễn mà như không diễn, như thể ông chẳng mất bao nhiêu công sức cả, và cứ thế làm chủ bộ phim bằng sự duyên dáng, hài hước vốn có (effortless charm) ấy thôi.
Vai diễn ông đạo diễn trung niên, một biến thể điện ảnh của chính Almodóva, có gì đó vừa buồn cười vừa lố bịch, dễ gây đồng cảm và đáng yêu vô cùng. Cái lố bịch của kẻ tài năng và thành công đến nỗi chẳng còn thiết tha được công chúng tung hô; cái đồng bóng và phi lý của người nghệ sĩ: làm phim về cái đẹp cuộc sống nhưng lại ngao ngán cuộc đời mình, tuyên bố điện ảnh là lẽ sống nhưng lại từ chối làm việc và sợ bị gọi tên, và tự huỷ hoại bản thân lắm khi để xoa dịu nỗi đau nhưng lại sợ chết.
PainandGlory_4_INLINE-960x0-c-default
Phim là những dòng hồi ức tuổi thơ ngọt ngào xen lẫn hiện tại bệ rạc của người đạo diễn thành danh nghiện ngập. Là một câu chuyện của nhiều câu chuyện mini mà trong đó ai cũng có phần của mình, và ai cũng cho thấy sự duyên dáng và tài năng (dàn cast thật đồng đều và ấn tượng). Một bộ phim có nhiều câu chuyện nên chẳng biết nó nói về tình yêu (với đàn ông :)), hay tình yêu điện ảnh, hay tình yêu dành cho người mẹ, hay là về sự sáng tạo của người nghệ sĩ… Chẳng biết phải gọi tên chủ đề xuyên suốt của nó là gì nhưng ta lại cứ bị cuốn hút vào từng câu chuyện, và tự hỏi trong đó cái gì là chuyện thật của Almodóva, cái gì là ông bịa ra để trêu đùa khán giả, để giễu bản thân, hay để giỡn bạn bè đồng nghiệp.
fid19327_trid18192
Một trong những cảnh buồn cười trong bộ phim là khi ông đạo diễn Salvador bị gọi đến giao lưu với khán giả sau một buổi chiếu phim mà chính ông hứa sẽ đến và thuyết phục bằng được nam chính tham dự cùng. Ông quyết định mình sẽ không tới nữa chỉ vì cảm thấy mình không thể xuất hiện trước công chúng trong bộ dạng của kẻ phê heroin, vì như thế thì.. mất mặt quá. Chà.. mình hiểu rõ thế nào là trốn tránh thế giới vì bộ dạng bệ rạc trong những ngày dài chìm sâu trong trầm cảm, chẳng thà bị mắng là thất hẹn hay bỏ bê bạn bè còn hơn phải chường mặt ra cho người khác thấy gương mặt thảm thương của chính mình.

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s