Tiểu thuyết “Người xa lạ” của Albert Camus tác động nhiều đến mình. Không chỉ là vì tư tưởng của cả cuốn sách, mà còn vì câu nói của nhân vật “tôi”: “đằng nào cũng chết, thì chết bây giờ hay hai mươi năm nữa có khác gì?”
Mỗi lần hay tin một ai đó tự kết thúc cuộc đời, người ta thường tỏ ra đáng tiếc. Tiếc cho một cuộc đời. Một hành động yếu đuối, dại dột, ngu ngốc. Nhưng thế nào là dại dột, ngu ngốc? Đối với người ngoài, hành vi ấy là ngu ngốc, nhưng đối với người đã làm điều đó, có khi họ đã suy tính, cân nhắc trong một thời gian dài thì sao? Có khi đối với họ, ấy là một sự giải thoát thì sao?
Đối với cái chết, người ta thường có một thái độ cung kính, tránh né, thậm chí gần như là kinh sợ. Chỉ nhắc đến thôi cũng sợ, nếu có xảy ra gần mình thì cũng cố mà tảng lờ. Nhưng mà tại sao cơ chứ? Chết là một phần của cuộc sống cơ mà.
“Bằng cách sống, chúng ta nuôi dưỡng sự chết.” – Haruki Murakami
“Đừng thương tiếc cho tôi, chết là một phần của cuộc sống” – Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun viết trong lá thư tuyệt mệnh trước khi gieo mình xuống một vách núi.
Mình thì chưa bao giờ nghĩ những người tìm đến cái chết là ngu ngốc, ngay cả từ khi mình còn rất nhỏ. Có lẽ tại vì nhiều danh nhân mình ngưỡng mộ đã tự sát. Kawabata. Hemingway. Romain Gary. Một vài cái tên trong nhiều cái tên. Có điều đáng lưu ý là, họ ra đi khi tuổi đã cao và đã thành danh, nên có lẽ không được coi là những trường hợp quá đáng tiếc.
Mình không cổ xúy cho cái chết. Mình chỉ cho rằng mỗi người có quyền quyết định vận mệnh của họ. Đó là lựa chọn của họ. Chỉ vì xã hội cho rằng cuộc đời là đáng sống, nên tự chấm dứt là một tội lỗi ư? Chỉ vì thiên hạ cho rằng, sống là dũng cảm và kiên cường, nên tự chết là điều hèn nhát ư? Chỉ vì người ta đau khổ khi một ai đó chết, nên người ấy có trách nhiệm phải sống ư? Chỉ vì một ai đó có cuộc sống tưởng như sung sướng hơn người, thì họ không có quyền muốn chết ư? Ta có sống bao nhiêu năm trên đời, thì ta cũng chỉ là một hạt cát trên xa mạc, một hại bụi bay thoảng qua mà thôi. Nghĩa là cuộc đời của ta không hệ trọng đến thế với thế giới này. Ta sống là để cho ta. Nếu như ta có thể sống trọn vẹn, hưởng thụ mọi lạc thú trên đời, thì điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu như ta không còn cảm thấy như thế nữa, thì điều đó cũng chẳng có gì lạ đời cả. Cuộc đời ta, cách ta sống không phải là để cho người khác phán xét. Nghe “cá nhân chủ nghĩa” quá phải không? Nhưng chẳng phải đúng là như thế sao?
Điều đáng sợ của cái chết chỉ là: một khi đã chết rồi, thì không thể sống lại (!). Không thể, như Nguyễn Thế Hoàng Linh viết, “chết đi một lúc” chỉ để cảm thấy “bình yên hơn một giấc ngủ dài”. Không thể nào quay trở lại được nữa. Nhưng phần lớn những người đi đến quyết định cuối cùng ấy, hẳn họ đã giác ngộ điều đó rồi.
Bỗng nhiên muốn viết nhăng cuội một chút. Ai coi là nhảm nhí cũng được. Chỉ là tỏ chút lòng thông cảm với những người đã lìa đời.
Xin chào bạn MinhThy. Mình đọc bài viết về cái chết của bạn và có nhiều suy nghĩ về tự do của con người đối với mỗi lựa chọn trong cuộc sống, trong đó có cái chết. Mình có 1 nhóm kín là những người trẻ với sự đam mê kiến thức, mở rộng vòng tròn vô minh. Nhóm mình thường đưa ra những chủ đề về triết học, tâm lý học để bàn luận. Lần này mình thấy bài viết của bạn rất hay và có nhiều chiều để nhìn nhận nên mình muốn xin phép bạn được chia sẻ bài viết này trên group nhóm (kín) để bàn luận cùng mọi người. Mong nhận được hồi âm.
LikeLike
Chào bạn. Bạn có thể chia sẻ bài viết, chỉ cần ghi rõ nguồn blog Minh Thi bạn nhé.
LikeLike
Nếu thế thì mình gợi ý thêm bài “Một lập luận phi lý” trong tiểu luận “Thần thoại Sysiphe” của Camus, ở đó ông ấy nói rõ về tự sát và cái chết và quyền lựa chọn của con người và đi đến kết luận là đời vẫn đáng sống, bất kể có tệ hại thế nào thì vẫn phải sống.
LikeLiked by 1 person
Cám ơn gợi ý của bạn nhé. 😀
LikeLike