Mùa hè ở nước Mỹ

Somewhere in NYC

Somewhere in NYC

Đã từng đến nước Mỹ, lại vừa trải qua hai tuần ở Châu Âu tuyệt đẹp cách đây không lâu, nên lần này tôi không còn thấy mảnh đất này “mỹ miều” như tôi đã từng thấy. Nếu như trước đây New York City trong tôi là “giấc mơ có thật”, thì bây giờ tôi không còn nghĩ về nó như một giấc mơ nữa. Rõ ràng là nó có thật, và thậm chí không hoàn hảo một chút nào.

Mặt trái của việc đi nhiều là như vậy: ta không còn dễ bị choáng ngợp như trước. Những thứ như lâu đài tráng lệ hay nhà chọc trời không còn làm ta ngạc nhiên mấy. Giờ đây, thay vì những chuyến đi ngắn ngày dạng công tác kết hợp tham quan, tôi khát khao được chuyển đến đâu đó sống một thời gian để thật sự trải nghiệm cuộc sống thường nhật ở đó. Và tôi cảm thấy thật may mắn khi nguyện vọng ấy của mình sắp thành hiện thực, dù giấc mơ ấy sẽ chỉ kéo dài trong vòng một năm.

Dẫu sao, đây vẫn là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm mùa hè ở xứ tây. Dù chỉ là trong thời gian ngắn ngủi. Ngôi trường mà tôi đến tham gia một khóa học có campus trải dài, với những thảm cỏ tươi xanh đẫm ánh mặt trời. Nếu không phải vì lịch trình quá bận rộn, tôi hẳn đã ngồi sụp xuống một trong những thảm cỏ ấy mà sưởi nắng và đọc sách cả ngày.. Nhưng tôi đã dành phần lớn thời gian trống ít ỏi của mình để tham quan những khu vực khác ở bang Massachusetts – trung tâm tri thức của nước Mỹ. Thật thú vị khi chỉ trong một ngày, tôi có thể có mặt ở tận ba thành phố trong cùng một tiểu bang.

_IMG_7100

Somewhere in Boston

1.

Tôi đang trên đường rời khỏi khu kí túc để ra ngoài hít thở khí trời một lúc thì gặp anh. Anh hỏi có phải tôi cũng là một đại biểu tham dự seminar hay không, và đề nghị ra ngoài cùng tôi trước khi cả hai kịp trở về để có mặt tại bữa tối mở màn. Thế là chúng tôi xuất phát đến Harvard Square.

Anh là một chàng trai người Ukraine tuyệt đẹp với gương mặt đàn ông sáng sủa và chiều cao khoảng gần 1m9. Thực ra anh chỉ hơn tôi chừng 1-2 tuổi và đã có vợ đẹp con xinh đầy đủ. Khi được biết anh đã kết hôn từ khá sớm, ở cái tuổi mà chính tôi từng từ chối nghĩ đến chuyện kết hôn, tôi cảm thấy rất thích thú. Hiểu rằng một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của đàn ông là mất tự do (không phải tôi nói điều này đâu, mà là một loạt tác giả tâm lý đấy), tôi luôn thấy ngạc nhiên pha chút.. ngưỡng mộ những người đàn ông quyết định kết hôn sớm. Tôi bèn hỏi, thế anh nói xem, tại sao những người khác lại sợ hôn nhân đến vậy, cứ như thể đeo một chiếc nhẫn trên ngón áp út đồng nghĩa với đeo gông vào cổ hay sắp tận thế không bằng. Anh bảo, đó là vì họ cứ thích nghĩ theo hướng tiêu cực đó thôi. Hãy nghĩ đó chỉ là một hành trình mà hai người cùng khám phá và tận hưởng, chẳng ai ép buộc ai cả mà chỉ đơn giản là làm cho nhau tốt hơn.

Thế rồi anh nói, “you’ll be fine”, vì tôi là một cô gái châu Á, hẳn là tôi được trang bị những kỹ năng tốt hơn để trở thành người vợ mẫu mực (so với những cô gái phương Tây). Tôi bèn cười vì điều đó.. không đúng. “I’m sort of Westernized, I’m pretty far from the typical Asian wife image,” tôi thành thực nói. Thế là anh bảo: oh chẳng thành vấn đề; lấy ví dụ vợ anh nhé, cô ấy thậm chí còn chẳng thích nấu ăn. Mà điều đó chẳng thành vấn đề, vì thời nay chuyện nấu nướng cũng đơn giản, còn hôm nào không thích thì ta dắt nhau đi ăn hàng, chẳng sao hết. Anh nói, anh không lấy vợ để kiếm người chăm sóc cho mình vì anh không cần, anh có thể tự lo cho mình ổn thỏa hết (wow, tôi muốn cho anh một tràng pháo tay!). Thậm chí anh còn thêm, rằng anh thấy may mắn vì vợ anh không phải người quá chỉn chu, bởi nếu thế cô ấy sẽ bắt anh dọn dẹp suốt ngày, mệt lắm (!). Anh còn thật thà tiết lộ thêm một lý do dễ thương dẫn đến đám cưới của mình: rằng anh đã có một lần hơi bất cẩn và nghĩ rằng có lẽ mình đã làm cho cô ấy có bầu nên quyết định “chịu trách nhiệm như một người đàn ông” (it turned out, she was not back then).

Sau hôm ấy, suốt cả tuần tôi và anh hầu như không trò chuyện, chỉ chào hỏi lúc đi lướt qua nhau. Bọn tôi đều bận rộn giao lưu với những đại biểu khác. Chính vì thế, tôi rất bất ngờ khi vào đêm bế mạc, anh đưa tôi một tấm bưu thiếp có hình một di tích của Ukraine, trong đó có ghi những lời chúc ngọt ngào sau dành cho tôi:

“Sẽ luôn luôn còn những điều kỳ diệu. Anh hy vọng, em sẽ tìm được một ai đó có thể khiến em tin vào điều đó. Hãy luôn là, và trở thành “em” tuyệt vời nhất (your best self).”

2.

Hai ngày rưỡi ở New York City sau kết thúc hội thảo ở Boston, lịch trình của tôi không có gì đặc biệt. Bởi vì tôi đã tranh thủ “check in” được khá nhiều điểm tại NYC vào lần đầu tiên tôi ở đó, nên lần này tôi quyết định chỉ thư giãn và “have a good time”. Tôi lang thang trong Central Park, đi gặp một người bạn, khám phá Viện bảo tàng Metropolitan, quay lại cầu Brooklyn, dành hàng giờ trong Public Library và các hiệu sách.

__IMG_7239

Đài phun nước tưởng niệm Frances Hodgson Burnett, tác giả tiểu thuyết “Khu vườn bí mật” trong Central Park

Đôi khi tôi chẳng muốn làm gì, ngoài việc ngồi trên bậc thềm của một tòa nhà và chìm đắm trong một cuốn sách, hoặc đơn giản là ngắm người qua kẻ lại, lắng nghe những âm thanh của thành phố: tiếng xe cộ, tiếng người cười nói. New York City không đẹp, nhưng với tôi đó là một thành phố khó quên và sẽ còn trở lại trong những giấc mơ. Bởi vì New York City là cảm giác, là những suy tư tôi đã tích tũy và lãng quên trong từng bước chân đi, và cả những người tôi đã gặp. NYC là một ý niệm mà gắn với nó là những kỷ niệm và cảm xúc của riêng tôi.

3.

Ký ức của tôi về New York City giờ đã bị mờ nhòe. Thật khó tin là tôi đã ở đó chỉ vài ngày trước đây. Thật khó tin là tôi từng mong đợi cuộc hội ngộ ấy biết nhường nào, để rồi khi nó thực sự xảy ra, tôi nhận ra mọi chuyện đã khác. Phải chăng tất cả mọi thứ đều cần có “timing” nhất định: khi thời điểm ấy đã qua rồi, thì tất cả chỉ có thể là kỷ niệm?

Khi đó bọn tôi cùng đứng trên tàu điện. Anh nói, “em có thể vứt chiếc vé kia đi rồi đấy”, và chỉ vào chiếc vé tham quan bảo tàng mà anh mua cho tôi. Anh trêu tôi chuyện không chịu vứt đi những thứ không còn tác dụng, như vé xem phim, vé tàu, vé tham quan, vé máy bay mỗi khi tôi đi du lịch. “Em cứ có thói quen như thế đấy, không chịu bỏ đi những thứ mình đã không cần nữa.” Anh đáp lời: “Đôi khi em buộc phải làm như vậy, để dành chỗ cho những thứ khác cần thiết hơn.”

Tôi tự hỏi, liệu khi đó anh có biết rằng tôi đã sử dụng ẩn dụ hay không?

Có lẽ, đó là lần cuối cùng chúng tôi còn gặp nhau. Hoặc là không. Tôi cũng không biết nữa.

12 thoughts on “Mùa hè ở nước Mỹ

  1. Doan cuoi cua bai viet la co an du den chuyen cua 2 nguoi, dung k ??? Nhu da tung noi, chi chang bao gio co the viet duoc hay du chi bang mot nua cua em, hehehe…

    Liked by 1 person

  2. Tui đang ở New York đây. Tối t3 bay về lại Chicago. Tui đang ở nhà bạn ở Long Island. Thím đã đi châu Âu rồi thì quay lại Mỹ sẽ thấy Mỹ bớt lung linh là đúng rồi. Có khi thím qua Chicago cũng chê Chicago đấy

    Like

    • Hứ, sao ông không đi sớm hơn chút nữa có phải đã gặp nhau không? Ông đúng là người bạn vô tình. >___<
      Uh, Châu Âu đẹp lắm, Mỹ không sánh được đâu. Chắc chỉ có thiên nhiên hoang dã là một chín một mười thôi.

      Like

    • Tui qua NY để interview thím, hem phải đi chơi. Mới có cty ở NY bự hơn chỗ tui đang làm ở CHicago gọi tui qua interview nên tui qua thôi. Uhm nói chung về kiến trúc, thời trang, gu thẫm mỹ các thứ thì châu âu là số 1 thế giới rồi. Dân Mỹ gốc họ xuề xòa lắm. Ra sân bay thấy ai da trắng mặc đồ lùi xùi thì đó là dân mỹ, mặc đồ đẹp là dân châu âu. Còn nếu so sánh thiên nhiên hoang dã thì so sánh Mỹ với toàn châu âu thì ko công bằng, chứ pick 1 nước châu âu ra so với mỹ thì ko có nước châu âu nào có cửa đâu người ơi. tui mới đi có hơn 20 states (mới có 1 nửa nước mỹ thôi) mà đã ngưỡng mộ về sự đa dạng.

      Liked by 1 person

      • Ờ thì tôi đâu có chê nước Mỹ đâu, vẫn thích mà. Chỉ không cảm thấy bị choáng ngợp trước đô thị hiện đại thôi. Chớ còn nhiều nơi ở Mỹ tôi muốn đi lắm. Với người Mỹ lạc quan, cởi mở, ấm áp nên tôi thấy dễ gần, dễ mến nữa. 🙂

        Mà vụ interview là thế nào? Có tốt không? Mong ông đạt nguyện vọng nhé. Nhớ email kể chi tiết cho tôi vụ đó như nào nhé.

        Like

  3. ngưỡng mộ về sự đa dạng sinh thái của Mỹ rồi, có kể cả ngày cũng ko hết. hix comment trên chả hiểu sao bị type thiếu lãng nhách

    Like

  4. Em cũng từng có thói quen không thích vứt đồ. Vé xem phim, vé metro, bus, train, vé museum, coupon cho một quán cafe… Em có một cái hộp để giữ những thứ đó. Ly, tách, quần áo, những món quà ai đó tặng… Sau 4 năm ở châu Âu, em cố mang tất cả về “nhà”. Nhưng sau đó em lại tiếp tục đi. Em phát hiện ra rằng, khi cuộc sống không còn cố định ở một nơi nào đó, giữ lại không còn quan trọng nữa. Cho đi, và quẳng đi sẽ làm bản thân nhẹ hơn, ít đòi hỏi hơn.

    Em nghĩ sau khi chị ở đâu đó lâu dài, việc du lịch vài ngày thăm thú một nơi nào đó sẽ trở nên nhàm chán, hoặc khó khăn. Ít ra, đối với em là thế. 😀

    Em rất thích Boston. Chị có ra bến cảng không? Và hải sản ở Boston thì ngon tuyệt! Em thích những con phố gần khu Harvard nữa 😀

    Liked by 1 person

    • Uh chị cũng có cái hộp để đựng mấy thứ đó. Nhưng mà thường trước khi cho vào cái hộp đó chị thường “lọc” ra trước: cái nào vớ vẩn quá hoặc hóa đơn đã thanh toán từ lâu thì chị cũng vứt đi.

      Hóa ra em cũng sang Mỹ rồi sao. Chị tưởng em chỉ ở EU.

      Chị thì chưa chán du lịch nhưng chán đi kiểu cưỡi ngựa xem hoa rồi. Sắp tới nếu sang khối Schengen chị muốn ở mỗi chỗ lâu lâu 1 chút, chừng 7-10 ngày nếu điều kiện cho phép. 😀

      Hải sản chị thấy đâu cũng giống nhau mà phải không? :)) Tiếc quá hồi đi công tác hông có được ban tổ chức cho ăn hải sản Boston. 😐 Có, chị có đi thuyền trên bến cảng, rất thích. 😀 Nhưng mà Boston thì chị không mê lắm. Thấy nó quá laid-back đến độ buồn tẻ và không có nhiều thứ để chơi. Chắc chị vẫn hợp với metropolitan cities hơn. Có lẽ cũng vì chương trình làm việc căng quá nên chị không có thời gian thong thả để khám phá nhiều. Với cả, quyến luyến châu Âu quá nên cứ bị so sánh khập khiễng..

      Like

      • Em ở Mỹ 6 tháng thôi chị, và đúng là không khỏi so sánh châu Âu với Mỹ. Nhưng mỗi nơi có cái hay riêng. Em thì thích sự ngây thơ và ấm áp của người Mỹ :)). Bọn bạn châu Âu của em hay bảo là bọn Mỹ ignorant và stupid :)).

        Hải sản Boston ngon, ngon khác hải sản Việt Nam mình. Em nghe nói khi lên Maine thì hải sản còn ngon và rẻ hơn nữa. Em ở Boston được cho ăn nhiều hải sản quá nên đã bị ngộ độc hải sản nên em nhớ mãi :)).

        Boston có nhiều nét giống châu Âu. Em chưa đi Anh nhưng qua phim thì thấy kiến trúc ở Boston giống ở Anh. Em đến Boston 2 tháng sau vụ đánh bom ở Boston marathon năm 2013 nên đi đâu cũng thấy cảnh sát và an ninh hết, và có nhiều khu bị chặn không được đi nữa. À, dạo đó em còn được thấy gay pride parade nữa :).

        Em nghĩ mình thích một nơi nào đó không hẳn vì nó đẹp mà là vì mình có những kỉ niệm đẹp ở đó (với một ai đó). Em thì không mê New York lắm, nhưng có dịp em muốn quay lại vì em chỉ ở NYC cưỡi ngựa xem hoa thôi :”).

        Đúng là ở đâu đó một thời gian mới thấy “thấm” chị ơi :D.

        Like

        • Uh người Mỹ thì chị thấy dễ thương, dễ gần và helpful. Nói chung người Mỹ có cái kiểu nhiệt tình và lạc quan kỳ lạ. Chị cũng thích nước Mỹ một phần vì nó gắn với một số người bạn Mỹ. 🙂

          Chị hông thích Boston thôi chớ NYC thì vẫn thích.

          Chuyện kỷ niệm thì cũng tùy. Có 1 nơi chị không hề có kỷ niệm gì với bất kỳ ai là Praha, lại còn đi vào mùa đông rét mướt nhưng chị vẫn mê khủng khiếp vì nó quá đẹp. :

          Còn một thành phố khác là Berlin thì chị thấy nó thú vị, rất.. educational (ở historical depth), thậm chí chị còn có một vài kỷ niệm ở đó, nhưng chị không thấy quyến luyến Berlin là mấy..

          Like

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s