Đi ngắm… tường ở Berlin

Nghe thuat tren tuong

Là một thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nên Berlin không có nhiều công trình kiến trúc cổ tráng lệ như nhiều thành phố nổi tiếng khác ở Châu Âu như Paris, London, Rome hay Praha. Thế nhưng, thủ đô của nước Đức là một điểm đến tuyệt vời cho những người đam mê tìm hiểu lịch sử. Một du khách ngắn ngày ở Berlin cũng sẽ dễ dàng nhận thấy người Đức coi trọng quá khứ và dũng cảm đối diện với những trang sử khốc liệt của họ như thế nào. Những ngôi nhà, các nhà thờ và viện bảo tàng, hay khu vực quảng trường lớn, và cả những viên gạch lát đường dường như đều muốn nhắc nhở người qua đường về quá khứ của dân tộc đầy biến động này.

Nghe thuat tren tuong 2

Sống cùng lịch sử

Trong một lần đi dạo, một người bạn Berlin chỉ cho tôi xem những viên gạch tưởng niệm dành cho các nạn nhân Do Thái trong chiến tranh trên vỉa hè trước cửa một nhà hàng. Trên những viên gạch có tên “stolperstein” này có ghi đầy đủ họ tên của các thành viên trong một gia đình Do Thái đã bị Đức Quốc Xã thủ tiêu chính tại địa điểm này năm 1944. Anh cho biết những viên gạch tưởng niệm ấy có thể tình cờ được tìm thấy ở bất cứ đâu tại Berlin cũng như nhiều thành phố khác ở Đức trong khuôn khổ một dự án nghệ thuật tưởng niệm nạn nhân Do Thái.

Nghệ thuật trong khuôn viên tòa nhà Thượng viện Đức – Bundesrat tại Berlin

Ở Berlin có rất nhiều điểm đến mang tính lịch sử vô cùng hấp dẫn, như Viện Bảo tàng Stasi trưng bày di sản và tài liệu của chính quyền Đông Đức, Bảo tàng Checkpoint Charlie tập hợp hình ảnh và tư liệu về cuộc sống tại Đức thời kỳ Chiến tranh Lạnh và tiến trình hợp nhất Đông – Tây, Viện Bảo tàng Do Thái, Đài tưởng niệm nạn nhân Do Thái bị sát hại, hay Viện Bảo tàng Kinh hoàng được xây trên nền đất nơi từng đặt trụ sở mật vụ của tổ chức SS thuộc Đức Quốc Xã. Mỗi điểm đến phục vụ những mục đích khác nhau nhưng đều có điểm chung là được thiết kế và đầu tư rất công phu. Đài tưởng niệm nạn nhân Do Thái là một trong những địa điểm gây ấn tượng nhất với thiết kế giống một nghĩa trang với 2.711 phiến đá tưởng niệm mang kích cỡ khác nhau được sắp xếp xen kẽ trên một địa hình lồi lõm. Thiết kế của công trình này được khen ngợi vì tính tối giản và ý nghĩa trừu tượng kích thích suy tưởng.

Dia diem lich su Checkpoint Charlie - tung phan chia ranh gioi giua Dong va Tay Berlin

Địa điểm lịch sử Checkpoint Charlie – nơi từng là điểm nằm giữa Đông và Tây Berlin

___IMG_3863

Khu tưởng niệm nạn nhân Do Thái

Người Đức lồng ghép lịch sử vào mọi khía cạnh của đời sống và Berlin là thành phố thể hiện điều đó một cách sâu sắc. Trong chuyến thăm tìm hiểu lịch sử nước Đức do Bộ Ngoại giao Liên Bang Đức tổ chức mà tôi may mắn được mời tham dự hồi tháng tư, tôi được dẫn đến xem một vở nhạc kịch có tên “Phía bên kia chân trời”. Vở nhạc kịch có nội dung đậm tính lịch sử và đề tài không mới lạ nhưng vẫn thu hút một lượng lớn khán giả, bao gồm cả người Đức và người nước ngoài (nhờ hai bên khán đài có cung cấp phụ đề tiếng Anh). Vở kịch tái hiện một cách sống động không khí lịch sử của nước Đức những năm tháng chia cắt, tiếp nối bằng niềm vui đoàn tụ sau chiến tranh, và cả những vết thương dai dẳng của quá khứ. Câu chuyện về một đôi tình nhân ở hai đầu Đông – Tây bị chia cách thời Chiến tranh Lạnh khiến tôi liên tưởng không ít đến tình hình Việt Nam trước đây. Vở kịch không chỉ cho thấy những xung đột trong quá khứ giữa Đông và Tây Đức, mà còn làm nổi bật một vấn đề thời sự: sự phân biệt vùng miền mà người Đức gọi là “bức tường trong lòng người” còn tồn tại trong lòng xã hội. Đó chính là những hiểu lầm, tranh chấp, thậm chí hận thù còn tồn tại bên trong nước Đức, một điều mà Việt Nam ít nhiều cho thấy sự tương đồng khi cho đến ngày nay vẫn còn không ít sự phân biệt, thành kiến, thậm chí kỳ thị giữa hai miền Nam – Bắc.

Mot rap hat tai Berlin

Một nhà hát kịch ở Berlin

Thành phố của những bức tường

Đến Berlin, không ai muốn bỏ qua việc tham quan những mảng tường Berlin còn sót lại sau sự kiện tường Berlin sụp đổ tháng 11 năm 1989. Những bức tường dài từng chia cắt hai đầu thành phố chính là biểu tượng của một nước Đức bị chia rẽ với những xung đột và khác biệt tưởng chừng không thể hàn gắn. May mắn thay, với nỗ lực của chính quyền và nhân dân Đức, hình ảnh nước Đức ngày nay đã không còn gắn với những xung đột và chiến tranh nữa, mà thay vào đó là những thành tựu về kinh tế-xã hội, là nền văn hóa đậm đà bản sắc và đội tuyển bóng đá vô địch thế giới.

Mot mang tuong Berlin khu vuc East Side Gallery

Một mảng tưởng Berlin khu vực East Side Gallery

Mot mang tuong Berlin khu vuc

East Side Gallery

Ngày nay, Berlin vẫn là thành phố của những bức tường, nhưng theo một nghĩa khác so với trước đây: không còn nữa những bức tường ngăn cách người với người, mà là những tác phẩm nghệ thuật làm đẹp thành phố. Nhiều phân đoạn còn sót lại của bức tường Berlin cũ nay đã trở thành gallery nơi các nghệ sĩ thỏa sức phô diễn tài năng sáng tạo. Nhiều mảng tường trên các tòa nhà lớn – gồm cả nhà riêng và công trình công cộng – trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tác phẩm nghệ thuật ngoài trời. Những bức tranh trên tường ấy tạo nên một Berlin tràn ngập bất ngờ thú vị đối với khách qua đường, bởi bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể bắt gặp một hình ảnh độc đảo, mới lạ khiến bạn không muốn rời mắt, thậm chí phải dừng bước chân để chụp ảnh lưu lại.

(Đã đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

2 thoughts on “Đi ngắm… tường ở Berlin

  1. chị ơi, em đang tính nộp đơn cho khóa ngắn hạn đi tham quan nước Đức do đại sứ quán tổ chức. Chị có thể giới thiệu cho em thêm vài quyển sách và trang web để đọc thêm về nước Đức được không chị. Em cảm ơn chị ạ

    Like

    • Chào em. Bây giờ thì đâu thiếu gì thông tin hả em. Em có thể vào website của sứ quán Đức để theo dõi và đọc tin tức, hoặc theo dõi đài DWTV của Đức em nhé (chỉ là môt trong vô vàn kênh thông tin mà em có thể tìm thấy trên Google). Chúc em may mắn.

      Like

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s