Vợ góa của huyền thoại John Lennon, Yoko Ono viết: “tôi không hiểu đàn ông họ sống thế nào với cái vật thể kỳ lạ cứ chỉ chực nhô ra khỏi cơ thể họ như vậy, tôi thì tôi sẽ luôn sống trong sợ hãi rằng cái vật thể yêu dấu đó sẽ bị tổn thương”
(Trích từ trong trí nhớ của Thi nên có thể không chính xác 100%, nhưng bà con có thể tìm thấy trong quyển “Grapefruit” nhé)
Indeed. Không phải ngẫu nhiên mà nhà phân tâm học Freud không ngừng nhấn mạnh nỗi lo bị thiến (castration anxiety) của người đàn ông. Ta nên hiểu nỗi sợ ấy không chỉ theo nghĩa đen, mà còn cả theo nghĩa bóng. Dương vật của người đàn ông là bộ phận cơ thể khẳng định nam tính của họ một cách mạnh mẽ nhất, nhưng cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất (hãy so sánh với bộ phận sinh dục của phụ nữ: ở vị trí kín đáo, an toàn hơn hẳn). Đấy, ai bảo đàn ông không mong manh? Và nếu một người đàn ông không được nhìn nhận như…một người đàn ông (kể cả khi dương vật của họ hoàn toàn nguyên vẹn), thì đó là một nỗi hổ thẹn lớn lao vô cùng.
Người đàn ông luôn chịu sức ép phải khẳng định nam tính của mình, theo những cách khác nhau. Nào là phải ngủ được với nhiều gái (vấn đề không phải là các cô nghĩ gì, mà là các “người anh em” nghĩ gì), được đánh giá cao về kỹ năng giường chiếu (cái này thì phải để chị em đánh giá), nào là phải kiếm được tiền (không nhiều thì ít nhất cũng phải hơn phụ nữ, không hơn đa số phụ nữ thì ít nhất cũng phải hơn cái người đàn bà sống cùng mình). Tóm lại, áp lực của đàn ông chính là phải đạt tiêu chuẩn nam tính của chính những người đàn ông khác và của phụ nữ. Double pressure.
Joseph Pleck (1981) từng viết, nghịch lý của người đàn ông chính là họ có nhiều quyền lực đối với phụ nữ, nhưng lại có RẤT ÍT quyền lực với chính mình, nhất là trong mối quan hệ với những đàn ông khác. Chẳng hạn nhé, người đàn ông có thể mắng vợ gay gắt khi nàng hờn dỗi chuyện anh về muộn sau bữa nhậu đêm cùng bạn bè, nhưng lại chẳng thế chối từ, hay mắng lại “người anh em” đã kiên quyết lôi anh ra bàn nhậu.
(Còn tiếp 😛 )
Hay! Hóng bài tiếp :))
LikeLiked by 1 person