[Nhân ngày giỗ Trương Quốc Vinh 1/4]
Khi hai người đàn bà tranh giành nhau một người đàn ông, cuộc chiến thường vô cùng khốc liệt. Khi hai người đàn ông tranh một người đàn bà, lịch sử đã chứng minh: rất có thể có đổ máu. Thế còn khi một người ông và một người đàn bà giành giật nhau một người đàn ông? Cũng éo le, oan nghiệt vô cùng!
Đối với chàng diễn viên Kinh Kịch Đoàn Tiểu Lâu, người bạn diễn Trình Đắc Di và nàng Diệu Linh vợ anh đều là người thân không thể thiếu. Còn với họ, anh là tất cả. Một người cô độc từ nhỏ, lớn lên trong sự bảo bọc săn sóc của anh, gắn bó bao năm trên sân khấu lẫn ngoài đời, chẳng bao giờ để mắt bất kỳ một nữ nhi hay nam nhân nào ngoài.. anh. Một người là gái thanh lâu nguyện theo anh đến cuối đời vì cảm kích tấm lòng trượng phu cứu mỹ nhân. Cả hai người ấy đều chỉ có mình anh để bấu víu. Được yêu thường là một cái phúc. Nhưng được yêu quá lại có thể là cái họa. Ấy là nỗi khổ của Tiểu Lâu.
Ba con người ấy sống qua những năm tháng biến động nhất của Bắc Kinh. Ba con người không bao giờ đứng cùng một khung hình, nhưng lại không thể tách rời nhau trong bức tranh cuộc đời. Họ lúc thì nâng đỡ, bảo bọc, chăm sóc nhau, lúc lại kèn cựa, căm ghét, sỉ nhục nhau. Và người ta đau xót cho cả ba con người ấy, bởi tình yêu và khát vọng của ai cũng mãnh liệt và chính đáng như nhau, cho dù đó là mối gắn bó đến tận cùng của Đắc Di với tuồng cổ và Tiểu Lâu, hay tình nghĩa vợ chồng giữa Tiểu Lâu và Diệu Linh.
Tiểu Lâu là một con người tương đối đơn thuần. Diệu Linh cũng vậy, nhưng sắc sảo thâm thúy hơn. Còn Đắc Di lại tinh tế và khó lường đến vô cùng. Không ai hiểu chàng hay xoa dịu được nỗi đau của chàng, bởi chàng có một tâm hồn nhạy cảm và mong manh hơn ai hết. Mỗi khi chàng hóa thân làm nàng Ngu Cơ, dường như chàng đang phô bày một phần chính con người mình: gương mặt chàng lộ vẻ mong manh, dễ vỡ như nữ nhi, có thể khiến bất kỳ ai động lòng. Hoặc giả, nhân vật ấy đã ám vào chàng, trở thành một phần trong chàng. Đây là vai diễn chỉ dành riêng cho Trương Quốc Vinh, có lẽ vì con người anh cũng mang những nét hoang dại và yếu đuối như thế. Theo một cách nào đó, tính cách của Đắc Di có gì đó giống.. phụ nữ thường tình: hay ghen tuông, tị nạnh, giận dỗi, ngoa ngoắt, chấp vặt. Nhưng chàng cũng là một chân quân tử. Khi phải đứng hầu tòa, tưởng như án tử treo trên đầu, chàng chỉ cần khai đã bị quân Nhật tra tấn ép biểu diễn là thoát tội. Nhưng người quân tử thà chết không dối trá. “Nếu muốn thì cứ việc giết ta đi. Nhưng sự thật là họ không hề tra tấn ta”, thậm chí: “nếu còn sống thì vị tướng Nhật đã mang tuồng cổ Trung Quốc sang Nhật rồi.”
Xem “Bá Vương Biệt Cơ” sẽ thấy đám đông có thể tàn ác đến mức nào. Cảnh ghê rợn nhất trong phim đối với mình là màn đấu tố Viên đại nhân, khi đám đông nhất quyết đòi đưa ông đi xử tử. Lúc đó, Tiểu Lâu đứng bên lề, thảng thốt nói: “cứ phải xử tử thì mọi người mới thỏa lòng sao?” Đám đông khi nổi cơn giận dữ, thường sẽ chẳng còn trí khôn, chỉ có phần con lấn át phần người. Nào có xa xôi gì, ngày xưa hay ngày nay vẫn thế, nhất là ở những xã hội mà con người cá nhân không được coi trọng. Quen thuộc quá, phải không?
Một bộ phim bi. Xem phim này thì buồn lắm, nhất là nếu đã lỡ yêu Trương Quốc Vinh. Còn nếu không yêu thì cũng buồn như thế thôi, vì xem phim rồi cũng sẽ phải lòng Trương Nhưng đây là một bộ phim phải xem. Một kiệt tác của Trần Khải Ca và điện ảnh Trung Quốc.
ngày xưa xem, ngạc nhiên vì sao khi Đắc Di chết lại không khóc, trong khi thích Di rất nhiều. Còn ghét Linh, mà đến cảnh Linh treo cổ tự tử, thì cảm giác rất bất ngờ, rất đau khổ, và rớt nước mắt.
bây giờ thì hiểu, trong tình yêu với Lâu, thì dù Di yêu nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn, nhưng Di tỉnh táo hơn. Còn Linh yêu bản năng, yêu chiếm hữu, nhưng lại yêu đến không cho mình lối thoát nữa. Sự phản bội của Lâu làm Di đau đớn, nhưng Di chết là chết cho lý tưởng với tuồng cổ, chứ sự hèn hạ của Lâu không là gì với bản lĩnh chịu đựng và đã quen với chịu đựng của Di.
Nhưng Linh tự tử vì Linh không còn gì khi mất đi niềm tin dành cho Lâu. Khi nhận ra tình yêu mình cố gắng giành giật, hóa ra chỉ là ảo ảnh. Linh mạnh mẽ, điên cuồng, ráo riết giành giật Lâu từ Di. Làm ai cũng ngỡ là Linh ghê gớm, bản lĩnh…
LikeLike
Mình thấy cô Diệu Linh đấy có gì ghê gớm đâu, ngay từ đầu mình đã thông cảm rồi. Nếu so sánh 3 người đấy với nhau thì Đắc Di là đanh đá ngoa ngoắt chiếm hữu nhất thì đúng hơn (vì anh cũng tự biết Tiểu Lâu chưa bao giờ yêu anh theo cách mà anh muốn để mà gọi là bị cướp).
LikeLike
hi, our difference in perception starts from the very root so I don’t know what to reply to you but appreciate your sharing. anyways the movie is controversial.
LikeLike
…Nhưng cái chết của Linh đã chứng minh điều ngược lại. Thì ra Linh yếu đuối hơn ai hết, cả đời đều chỉ để tình yêu dẫn dắt và rồi, phá hủy chính mình. Bi kịch của Linh đến tận khi nàng chết, mới được hé lộ một cách trọn vẹn và bùng nổ nhất, nên nó làm tôi giật mình, đau thót, đến nỗi phát khóc.
Tôi không hề kỳ thị tình yêu nam-nam, nhưng tôi luôn luôn không nhá được những phim nam-nam xây dựng nhân vật nữ ích kỷ đến độ xấu xa, nhân cách méo mó đến cực đoan. Cái đó thật tàn nhẫn. Đứng trước tình yêu, thì đàn ông, hay đàn bà, cũng đều có giá trị của riêng họ cả.
Bá Vương biệt Cơ bất hủ đâu chỉ vì bi kịch thời đại, số phận con người, và sự tráo trở được nó miêu tả tài tình. Nó mãi mãi ở lại trong lòng người vì nó diễn đạt tình yêu bằng thứ ngôn ngữ không kỳ thị giới tính. Đàn ông có cách yêu của đàn ông. Đàn bà có trái tim của đàn bà. Không có ai là dẫm đạp lên ai, hay bị ai dẫm đạp, để tạo ra những kịch tính phù phiếm.
LikeLike