Công việc tuyệt vời

Đôi khi mình cảm thấy việc làm nghiên cứu có gì đó thật đặc biệt.

Nếu ta gắn bó với công việc này, nghĩa là ta đang đóng góp vào biển kiến thức quý báu mà bao thế hệ học giả đã và đang xây dựng, bồi đắp (nghe lãng mạn cách mạng nhờ). Và để lại một thứ di sản âm thầm. Và tham gia vào một cộng đồng rộng lớn, lan tỏa, có ảnh hưởng sâu sắc.

Ví dụ như mình đây, mình đọc rất nhiều học giả từ tây sang ta về đủ các chủ đề liên quan gần, xa đến nghiên cứu của mình. Mình không biết họ là ai nhưng nếu đề tài của họ thực sự thú vị với mình, thì bằng cách đọc kỹ những nghiên cứu ấy và sử dụng chúng cho nghiên cứu của mình, mình đang xây dựng một mối liên hệ với họ. Mình không biết họ là ai nhưng mình vẫn BIẾT họ, ở chỗ mình biết họ say mê điều gì, thậm chí đã trải qua những gì, sống qua những thời kỳ nào, và họ chia sẻ những điều gì giống với mình. Và họ có thể đã qua đời từ lâu lắm rồi hay mới qua đời, thì mình vẫn cảm thấy họ như đang sống đây, qua những dòng chữ, cách dùng từ và văn phong của họ. Chưa kể, nếu mình áp dụng phần nào đó khung lý thuyết hoặc phương pháp mà họ xây dựng, nghĩa là mình đang góp phần bồi đắp (build on) di sản họ để lại. Đôi khi đọc được một nghiên cứu hay, chạm vào đúng mối quan tâm của mình thì cảm giác thích thú, hạnh phúc giống như mới gặp được tri kỷ vậy (nói quá nhưng cũng có chút ít sự thật).

Và thật tuyệt vời khi ta có thể đã chết rồi, nhưng những gì ta làm vẫn còn mãi, còn được lưu giữ ở đâu đó và có ích cho ai đó. Kể cả khi ta không đủ ảnh hưởng, đủ nổi tiếng để luôn được ghi nhớ, thì sự đóng góp của ta đó vẫn tràn đầy ý nghĩa. Kể cả khi một bài báo chỉ được truy cập 100 lần thôi, biết đâu đấy, 1 trong số 100 người truy cập nó sẽ phát triển ý tưởng của tác giả thành một cái gì đó gây ảnh hưởng hơn, có ý nghĩa hơn nữa.

Bởi vậy, nghiên cứu là một việc tưởng như rất cô đơn, nghĩa là phần lớn thời gian chỉ có ta với chiếc máy tính và bốn bức tường (đấy là chưa kể công trình ta làm mất hàng năm có thể chỉ có.. vài chục người đọc thôi) nhưng nó cũng là công việc kết nối ta với bao thế hệ và bao cộng đồng người đọc. Đó thật sự là một trong những công việc exciting và fascinating nhất!

 

10 thoughts on “Công việc tuyệt vời

  1. Em chào chị Thi, em vừa hoàn thành chương trình master ở Anh cuối năm ngoái và có ý định học tiếp lên PhD. Em bên social science giống chị, có ý định apply học bổng PhD ở NZ và UK và cũng mơ mộng (hi vọng kg phải là ảo mộng) sẽ được học bổng giống chị 🙂 Sau nhiều tháng loay hoay đọc vô vàn các journal papers, join các group discussions và làm mind mapping các kiểu để tìm research idea và …..stuck thì em mơ hồ nhận ra là hình như research skills của em còn rất yếu nên mới bị stuck như vậy.

    Không biết trước đây khi học master 1 năm ở UK chị có được học kỹ về research methods kg ạ? Em chỉ học 1 module và có vẻ “cưỡi ngựa xem hoa” quá chị ạ. Em đoán chị đã có research idea để làm PhD từ sau khi học master ở Anh đúng kg ạ?

    Chị ơi, nếu có thể chị recommend giúp em một số cách để improve research skills (tài liệu/sách gì…) và cách chị đã làm để có research idea được kg ạ?

    Em cám ơn chị. Chúc chị luôn khoẻ & nghiên cứu thành công

    Like

    • Hi em. Xin lỗi em là bây giờ chị mới trả lời em được.
      Thực ra sau khi học xong Master’s ở Anh chị cũng thấy hồi đó chương trình hơi hời hợt. Chị về VN 1 thời gian và trong thời gian đó tự mày mò đọc các nghiên cứu để nâng cao kiến thức em ạ. Sau đó thì chị apply học bổng vào trường chị bây giờ thôi (Victoria University of Wellington). Lúc đầu thì chị chỉ có ý tưởng sơ bộ về cái chị muốn làm, và phát triển nó lên nhờ đọc tất cả những gì chị tìm được về các đề tài có liên quan. Chị nghĩ cái quan trọng là em phải có 1 ý tưởng cơ bản cái em muốn làm, sau đó em đọc thật nhiều những cái có liên quan, bao gồm cả những nghiên cứu đã được thực hiện về đề tài có liên quan, thì từ từ em sẽ có ý tưởng sâu sắc hơn. Ngoài ra em nên tìm xung quanh có bạn bè nào làm nghiên cứu ở mảng có liên quan để hỏi ý kiến. Sau khi em đã có ý tưởng rõ ràng hơn thì em viết research proposal và gửi đi thôi. Khi tìm kiếm trường thì em nên tìm kiếm xem có thầy cô nào liên quan đến đề tài em muốn theo đuổi để email và hỏi ý kiến. Đại khái đó là những gì chị đã làm.
      Về sách thì thực ra chị đọc nhiều lắm, chẳng biết phải recommend với em cái gì luôn vì quá nhiều và chủ yếu liên quan đến cái chị đang làm nên sợ rằng rất chuyên môn. Tốt nhất em hãy xác định rõ em thích làm theo phương pháp nào thì đọc sách về phương pháp đó. Ví dụ chị làm qualitative, interview.. thì chị đọc những sách và bài báo nói về phương pháp thực hiện những cái đó.
      Hy vọng chia sẻ của chị giúp ích được cho em phần nào. Chúc em may mắn nhé.

      Like

      • Cám ơn chị nhiều 🙂

        “Khi tìm kiếm trường thì em nên tìm kiếm xem có thầy cô nào liên quan đến đề tài em muốn theo đuổi để email và hỏi ý kiến” ==> nghĩa là mình có thể email potential supervisors về initial idea của mình phải kg chị?

        Mấy hôm nay em đang băn khoăn kg biết là liệu họ có chịu cho feedback về initial research idea của mình kg hay là họ sẽ y/c mình gửi research proposal rồi mới chịu đọc.

        Theo em nghĩ thì có được feedback/inputs của các potential supervisors cho initial research idea sẽ rất hữu ích đúng kg chị? Vì như vậy mình sẽ biết được initial ideas/topics của mình có đáng để theo đuổi & có chance để được cấp studentships hay kg, rồi từ feedback đó mình mới viết research proposal.

        Like

        • Chào em,
          Về feedback thì thực ra cũng tùy người thôi. Theo kinh nghiệm của chị thì mỗi người mỗi khác.Ví dụ nếu họ không quá bận hoặc bận nhưng họ quan tâm đến topic của mình, thấy mình tiềm năng thì họ sẽ trả lời nhiều. Còn nếu không thì họ sẽ không trả lời nhiều hoặc thậm chí không phản hồi (thì vì họ quá bận mà, đâu phải ai cũng có thời gian). Theo chị thì tốt nhất em nên work on your ideas đã, tức là xác định xem em muốn làm gì đã rồi từ từ develop cái đó, rồi hãy viết 1 bản research proposal và cho người ta xem. Trong quá trình viết, nếu em gặp khó khăn thì có thể hỏi ý kiến những người xung quanh em, nhất là ai đó thân thiết mà làm nghiên cứu để họ góp ý, gợi ý thêm.

          Like

          • Về học bổng thì thực ra nó không chỉ dựa vào cái đề tài em làm, mà còn dựa vào thành tích của em ở bậc Thạc sĩ. Nếu em được điểm cao, có bằng giỏi thì cơ hội sẽ tốt hơn, còn không thì em phải có đề tài cực tốt, phương pháp rõ ràng và thậm chí có bài đăng journal để bù đắp cho việc không có bằng giỏi. Đại khái đã gọi là academic scholarship thì họ rất đề cao thành tích.
            Một điều có thể giúp em là tham gia 1 số hội thảo học thuật tổ chức ở Việt Nam hoặc khu vực để học hỏi, đồng thời thể hiện là em có tham gia các hoạt động trao đổi kiến thức.

            Like

Leave a Reply / Hoan nghênh bạn để lại phản hồi